Tác phẩm Trịnh Hoài Đức

Mộ Trịnh Hoài Đức trong một con hẻm nhỏ tại TP Biên Hòa

Văn tài Trịnh Hoài Đức được đúc kết qua nhiều tác phẩm giá trị, nhưng nổi bật và sáng giá nhất phải kể đến bộ Gia Định thành thông chí của ông. Đây là địa phương chí đầu tiên của lịch sử thư tịch Việt Nam. Tác giả có một cái nhìn toàn diện một vùng đất mới có rất nhiều tiềm năng trong lịch sử mở nước của tiền nhân. Có thể nói đây là một tác phẩm sáng giá nhất và cũng ra đời sớm nhất ở miền Nam vào giai đoạn đất nước mới thống nhất. Qua sách, tác giả trình bày cặn kẽ về đất nước, con người, phong tục, thổ ngơi… của đất Gia Định xưa tức vùng đất mà tiền nhân quen gọi là lục tỉnh (tức gồm 6 tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang và Hà Tiên). Gọi là lục tỉnh vì các nhà Nho xưa gọi tắt theo một câu cổ ngữ. “Khoái mã gia biên vĩnh định an hà” nghĩa là “Phóng ngựa ra roi giữ yên non nước”, các nhà Nho theo đó lấy các chữ tắt làm tên đầu cho các tỉnh, Gia: Gia Định, Biên: Biên Hòa, Vĩnh: Vĩnh Long, Định: Định Tường, An: An Giang, Hà: Hà Tiên chỉ Nam kỳ mà bây giờ chúng ta gọi là miền Nam hay Nam bộ.

Chính vì nội dung có tầm quan trọng về đất nước con người, phong tục… như đã nói; nên khi thực dân Pháp chiếm Nam kỳ,việc đầu tiên khi thành lập bộ máy cai trị họ đã cho dịch tác phẩm này sang tiếng Pháp để dùng vào việc củng cố chế độ thực dân và theo đó các quan cai trị người Pháp biết được một phần lịch sử, địa lý, phong tục… dân bản xứ.Tác phẩm bằng chữ Hán của Trịnh Hoài Đức có:

Nhìn chung, thơ Trịnh Hoài Đức thường là thơ thất ngôn bát cú; và đề tài thường là "trữ tình", hay miêu tả "cảnh vật, sinh hoạt" của nhân dân ở những nơi ông ở hoặc đi qua.
  • Lịch đại kỷ nguyên
  • Khang tế lục
  • Gia Định thành thông chí: gồm 6 quyển, viết bằng chữ Hán, không có lời tựa, nên không biết tác giả biên soạn vào năm nào và trong hoàn cảnh nào. Chỉ biết là sách hoàn thành trong đời Gia Long, cho nên ngay khi vua Minh Mạng xuống chiếu cầu sách cũ (1820), ông đã đem dâng lên. Nội dung bộ sách ghi chép khá đầy đủ về núi sông, cửa biển, phong tục, sản vật, con người ở Gia Định (Nam Bộ ngày nay),... Đây là một công trình được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao, và đã được dịch ra tiếng Pháp từ cuối thế kỷ 19[16].